HƯỚNG DẪN NUÔI TRỒNG NẤM MỐI ĐEN
(Xerula radicata)
Người thực hiện: Nguyễn Văn Minh Ý – KT. Farm Nấm Ngon Việt
Đây là loại nấm quý ngon, bổ dưỡng. Được phân lập gần đây, có độ ngon tương đồng với nấm mối tự nhiên của Việt Nam theo nhiều người đã dùng. Điều kiện khí hậu, môi trường cho nấm phát triển hơi khó hơn những nấm khác đang có trên thị trường, nên đòi hỏi người trồng phải có một kiến thức nhất định về nấm mối đen.
- HƯỚNG DẪN PHÂN LẬP GIỐNG.
- Nguyên vật liệu:
- Cây nấm (Lựa cây nấm phù hợp).
- Tủ cấy vi sinh.
- Dụng cụ tách tế bào nấm; ( Dao, cồn, môi trường cấy giống,…).
- Đèn cồn.
- Bông thấm.
- Khoai tây.
- Giấy bạc.
- Dây thun.
- Cân.
- Giấy bóng chịu nhiệt.
- Cồn 96-98 độ.
- Quẹt lửa.
- Cà rót.
- Nước.
- Bếp đun.
- Arga.
- Ống nghiệm.
- Nồi hấp tiệt trùng.
- Đường glucose. ( Có thể dung đường các thường).
- Tạo môi trường cho tế bào nấm PDA:
- 200g khoai tây. ( Lựa củ trắng màu, tránh chọn những củ xanh màu lên mầm).
- 100g carot.
- 30g đường Glucose.
- 1.3L nước. ( Nước có thể uống được).
- 18g Arga. ( Thạch rau câu thường).
- Cho hỗn hợp nguyên liệu khoai tây, carot vào 1.3l nước đun sôi trong thời gian 15-20 phút. Xong chất lấy nước. ( Thường nước còn lại là 1l nước).
- Lấy nước cho thêm vào 18g arga, 30g đường cho vào bếp đun sôi cho hỗn hợp hòa tan.
- Cho hỗn hợp hòa tan vào ống nghiệm, rồi cho vào nồi hấp tiệt trùng 121oC. Trong 60 phút. (Dùng giấy bạc và giấy bóng chịu nhiệt, dây thun đậy kính miệng ống nghiệm; Có thể dùng nút bông không thấm).
- Sau khi hấp mang ra đặt nghiêng để nguội.
- Phân lập:
- Lấy cây nấm giống dùng bông thấm có cồn 70-75 độ lau xung quanh cây nấm cho sạch khuẩn.
- Dùng đèn cồn tiệt trùng phần miệng ống nghiệm môi trường. ( Đặt ống nghiệm nghiêng 45oC, hạn chế vi khuẩn rơi vào ống).
- Chọn vùng lấy tế bào phân lập thích hợp.
- Dùng dao cắt bỏ phần bề mặt và dùng dao lấy 1 phần nhỏ mô nấm rồi cho vào ống môi trường.
- Ủ môi trường (Ủ tối):
- Sau khi phân lập xong cho vào phòng ủ tối.
- Nhiệt độ thích hợp cho tơ nấm phát triển 24-30oC. ( Thích hợp nhất là 26oC).
- Thời gian ăn tơ 15-20 ngày.
- Tơ nấm mối đen có màu trắng như bông. Các màu còn lại là nấm dại cần loại bỏ ngay, tránh lây nhiễm.
- Kết thúc quá trình ủ tối, sau khi tơ nấm ăn tơ 100% ta cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.
- HƯỚNG DẪN LÀM MEO
- Nguyên vật liệu:
- Ống giống.
- Tủ cấy vi sinh.
- Đèn cồn.
- Bông thấm.
- Giấy bạc.
- Dây thun.
- Cân.
- Giấy bóng chịu nhiệt.
- Quẹt lửa.
- Nước.
- Bếp đun.
- Nồi hấp tiệt trùng.
- Đường glucose. ( Có thể dung đường các thường).
- Bột bắp. ( Xay mịn).
- Lúa.
- Chai nước biển. ( Có thể dùng túi bóng chịu nhiệt).
- Que cấy.
- Giá ống nghiệm.
- Cồn 96-98 độ.
- Tạo môi trường meo:
( 1kg lúa + 30g đường + 30g dinh dưỡng)
- Sơ chế lúa:
- Lúa ngâm nước vôi (PH 10-12) 6-12h. ( Chọn lúa khô, sạch và lựa hết trấu).
- Sau ngâm xã sạch nước và lấy nước PH 5-7 cho vào nấu với lúa. Sao cho lúa chín vừa nở hạt.
- Loại bỏ nước và để lúa vừa ráo.
- Trộn dinh dưỡng và đóng chai.
- Trộn lúa và dinh dưỡng theo công thức cho điều.
- Cho dinh dưỡng vào chai hoặc bịch theo trọng lượng nhất định.
- Đóng miệng chai hoặc bịch bằng nút bông hoặc giấy bạc.
- Tiệt trùng mẫu:
- Sau khi đóng nút ta cho vào hấp tiệt trùng ở 121oC trong 4 giờ.
- Sau khi hấp ta mang sản phẩm ra để nguội. ( Thường 12-24h sẽ nguội).
- Cấy giống:
- Thao tác thực hiện bên trong tủ cấy vi sinh.
- Vệ sinh tiệt trùng khu vực quanh miệng chai hoặc túi chứa dinh dưỡng.
- Tiệt trùng phần miệng ống giống.
- Dùng đèn cồn tiệt trùng que cấy xong để nguội.
- Dùng que cấy lấy 1 mẩu giống thích hợp cho vào dinh dưỡng.
- Đóng hỗn hợp dinh dưỡng lại cho vào phòng ủ tối.
- Ủ tối:
- Mang hỗn hợp vừa cấy giống vào phòng ủ tối ( Càng tối càng tốt).
- Phòng ủ phải thoáng khí.
- Nhiệt độ 23-30oC. Tối ưu nhất 26oC.
- Thời gian ủ tối 20-30 ngày.
- Tơ nấm mối đen có màu trắng tinh. Các màu khác điều không phải cần loại bỏ, tránh ô lây nhiễm.
- Tơ sau khi ăn chạm đáy có thể sử dụng được.
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NỒI ÁP SUẤT
- Kiểm tra các van an toàn, các thiết bị an toàn của nồi áp suất còn hoạt động tốt.
- Bật đốt nồi ở nhiệt độ thích hợp.
- Khi áp tới 0,7-1 áp ta tắt nồi.
- Xả cho hết khí trong nồi ra sao cho áp kế về 0.
- Tiến hành mở lại nồi cho đến nhiệt độ và thời gian cần.
- Sau khi hấp xong cần xã hết khí ra sao cho áp suất về 0 nhiệt độ dưới 100oC mới tiến hành mở nấp nồi.
- Sự tương quan giữa nhiệt độ và áp suất được biểu thị như sau:
+ Áp suất (at)
+ Nhiệt độ (0C).
. 100 oC = 0,25 at
. 107 oC = 0,5 at
. 112 oC = 1 at
. 121 oC = 1.5 at
. 127 oC = 2.0 at
- Chú ý: Khi sử dụng nồi áp suất phải hết sức cẩn thận, phải tuân thủ các nguyên tắc vận hành để đảm bảo an toàn.
- HƯỚNG DẪN LÀM PHÔI
- Chuẩn bị nguyên vật liệu:
- Mùn cưa ( cao su, tràm bông vàng và các mùn cưa không chất dầu).
- Túi chịu nhiệt.
- Nấp và cổ làm nấm.
- Bột bắp.
- Đường.
- Nước.
- Lò áp suất.
- Vôi ( vôi đá).
- Có thể dùng chất dinh dưỡng khác cho phôi nếu thấy thích hợp hơn.
- Tạo môi trường phôi:
( 1000 kg mùn cưa khô + 60 kg dinh dưỡng + 30 kg đường)
- Mùn cưa được sàn loại bỏ tạp chất.
- Trộn mùn cưa vừa sàn trộn điều với nước vôi PH 12, sao cho độ ẩm 30% rồi lấy ga tủ kính 6-12h.
- Cho hỗn hợp dinh dưỡng theo công thức vào mùn cưa vừa ủ xong trộn điều.
- Cho thêm nước sạch vào hổn hợp để đạt độ ẩm 60-70%. ( Nên sử dụng dụng cụ đo độ ẩm chuyên dụng để đảm bảo độ chính xác cao tránh hư hỏng phôi).
- Đóng hỗn hợp vào túi chuyên dụng và gắn nắp nút cổ. ( Trọng lượng mỏi túi khoản 1.2-.1.5 kg).
- Tiệt trùng phôi:
- Xếp phôi vào rọ hấp, không được chồng lên nhau.
- Tiệt trùng ở 121oC trong thời gian 360 phút.
- Nếu hấp nhiệt 95-100 OC thì thời gian hấp 8-12 giờ.
- Tháo nồi hấp lấy sản phẩm ra để nguội, thường 12-24h sẽ nguội.
- Cấy giống:
- Tiệt trùng bịt hoặc chai meo thật kỹ.
- Tiệt trùng dụng cụ cấy.
- Lấy một lượng meo vừa đủ cho vào bịt phôi.
- Sau khi cấy meo vào ta đậy nấp phôi và cho vào phòng ủ tối.
- Lưu ý: Các thao tác thực hiện bên trong tủ cấy vi sinh thì càng ít bị nhiễm khuẩn. Dụng cụ cấy ta nen thường xuyên tiệt trung lại trong quá trình cấy để tránh nhiểm chéo.
- HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC PHÔI
- Ủ tối và thời gian ủ tối:
- Sản phẩm sau khi cấy ta cho vào phòng ủ tối. Nhiệt độ phòng từ 24-20oC.
- Phòng ủ phải thoáng khí, tránh ẩm, phòng càng tối tơ nấm càng anh nhanh.
- Tơ nấm mối đen có màu trắng tinh, dày.
- Thời gian ủ từ 50-60 ngày ủ.
- Lưu ý: Sau khi ủ 7 ngày ta xem lại phôi, thấy phôi bắt đầu xuất hiện tơ thì phôi đó đạt. Còn chưa ăn tơ thì xem lại nhiệt độ phòng. ( Nhiệt độ tốt nhất cho tơ nấm là 26oC). Nếu phôi xuất hiện nấm dại nên loại bỏ tránh lây nhiễm.
- Kích sang cho phôi:
- Sau khi ủ tối xong, tơ ăn 100% phôi thì ta bắt đầu kích sáng cho bịt phôi.
- Thời gian kích sáng 24/24 từ 7-15 ngày.
- Nhiệt độ phòng kích sáng 22-25 OC.
- Kết thúc quá trình kích sáng ta tiến hành cho vào phòng trồng.
- Cách trồng nấm mối:
Có rất nhiều phương pháp trồng nấm mối đen. Nhưng phương pháp trồng hiệu quả nhất và đơn giản nhất, hiệu quả nhất là:
- Phương pháp trồng phủ đất miệng túi phôi:
+ Ta mở nút cổ bịt phôi và mở miệng phôi hé nhẹ ra, thời gian 5 ngày cho tơ ăn trắng bề mặt phôi. (Giai đoạn này nếu tơ ăn trắng bề mặt phôi đồng nghĩa phôi đã đạt còn phôi nào không ăn tơ, bị nhiễm nấm dại là phôi không đạt theo yêu cầu kỹ thuật. Đây là giai đoạn kết thúc bảo hành phôi cho nhà trại).
+ Cho 1 ít đất sạch vừa đủ vào miệng bịt phôi 3cm. (Cơ chất chuyên trồng cho nấm được ủ theo phương pháp hữu cơ giàu dinh dưỡng sẽ cho nấm năng suất cao hơn).
+ Sau 3 ngày sau khi cho đất sạch vào ta cho 1 ít nước sạch vào phôi sao cho đất vừa cho vào đủ ẩm.
+ Phun kích ẩm. ( Độ ẩm phòng từ 85-90%).
- Sau 25-35 ngày trồng trong điều kiện đúng ta sẽ thu được nấm.
- Ta có thể trồng theo hướng thủ công nếu không có máy tạo ẩm bằng cách xịt ẩm bằng tay. Ngày xịt ẩm 2-6 lần tùy theo độ ẩm phòng. (Nên sử dụng hệ thống 4.0 để chăm sóc phôi tốt hơn, và đạt năng suất cao hơn, it tốn công chăm sóc hơn).
- XỬ LÝ NẤM DẠI
Khi phòng xuất hiện nấm dại ta xử lý như sau:
- Cách ly những phôi nấm bị nhiễm ra khỏi phòng.
- Dùng cồn 75% xịt vệ sinh môi trường.
- Cách ly ẩm tối đa.
- Thông gió 3-7 ngày.
- KÍCH MẦM CHO PHÔI
- Hạ nhiệt độ phòng 18 OC trong 12h trong ngày. 28 OC cho 12h còn lại.
- Ánh sáng 24/24.
- Kích cho đến khi nào phôi bắt đầu ra mầm.
- Cho nhiệt độ bình thường để nuôi quả thể, tối ưu 26,5 OC.
Lưu Ý: Đây là phương pháp cơ bản để sản xuất ra phôi nấm mối đen, nếu muốn sản xuất chuyên nghiệp và công nghiệp thì cần thêm nhiều yếu tố và quy trình tối ưu hơn. Nếu đơn vị nào có nhu cầu sản xuất và chuyển giao thì vui lòng liên hệ về cty TNHH Nấm Ngon Việt, chúng tôi có đầy đủ kỹ sư nhiều kinh nghiệm và quy trình công nghiệp.
HOTLINE: 0779.1111.66 - 0931.4444.68
Kính chúc quý khách hàng luôn thành công.