CÔNG TY TNHH NẤM NGON VIỆT
ĐC: 75/2/1 HOÀNG BẬT ĐẠT, F.15, Q. TÂN BÌNH
ĐT: 0931.4444.68 - 0934.080.539 Mr. MINH
QUY TRÌNH TRỒNG NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Người thực hiện: Nguyễn Văn Minh Ý – KT. Fram Nấm Ngon Việt
Đây là loại nấm dược liệu quý, bổ dưỡng. Được phân lập gần đây, có dược liệu tương đồng với nấm tự nhiên. Điều kiện khí hậu, môi trường cho nấm phát triển hơi khó hơn những nấm khác đang có trên thị trường, nên đòi hỏi người trồng phải có một kiến thức nhất định về nấm đông trùng hạ thảo.
- HƯỚNG DẪN PHÂN LẬP GIỐNG.
- Nguyên vật liệu:
- Cây nấm (Lựa cây nấm phù hợp).
- Tủ cấy vi sinh.
- Dụng cụ tách tế bào nấm; ( Dao, cồn, môi trường cấy giống,…).
- Đèn cồn.
- Bông thấm.
- Giấy bạc.
- Dây thun.
- Cân.
- Giấy bóng chịu nhiệt.
- Cồn 96-98 độ.
- Quẹt lửa.
- Nước.
- Bếp đun.
- Cao nấm men.
- Cao pepton.
- Arga.
- Ống nghiệm.
- Nồi hấp tiệt trùng.
- Đường glucose. ( Có thể dùng đường cát thường).
- Tạo môi trường cho tế bào nấm SDAY:
- 20g đường Glucose.
- 10g cao nấm men.
- 10g cao pepton.
- 1L nước. ( Nước có thể uống được).
- 18g Arga. ( Thạch rau câu thường).
- Cho hỗn hợp nguyên liệu đun sôi hoà tan trong thời gian 15-20 phút.
- Cho hỗn hợp hòa tan vào ống nghiệm, rồi cho vào nồi hấp tiệt trùng 121oC. Trong 60 phút. (Dùng giấy bạc và giấy bóng chịu nhiệt, dây thun đậy kính miệng ống nghiệm; Có thể dùng nút bông không thấm).
- Sau khi hấp mang ra đặt nghiêng để nguội.
- Phân lập:
- Lấy cây nấm giống dùng bông thấm có cồn 70-75 độ lau xung quanh cây nấm cho sạch khuẩn.
- Dùng đèn cồn tiệt trùng phần miệng ống nghiệm môi trường. ( Đặt ống nghiệm nghiêng 45 độ, hạn chế vi khuẩn rơi vào ống).
- Chọn vùng lấy tế bào phân lập thích hợp.
- Dùng dao cắt bỏ phần bề mặt và dùng dao lấy 1 phần nhỏ mô nấm rồi cho vào ống môi trường.
- Ủ môi trường (Ủ tối):
- Sau khi phân lập xong cho vào phòng ủ tối.
- Nhiệt độ thích hợp cho tơ nấm phát triển 16-20 oC. ( Thích hợp nhất là 18oC).
- Thời gian ăn tơ 15-20 ngày.
- Tơ nấm mối đen có màu trắng như bông. Các màu còn lại là nấm dại cần loại bỏ ngay, tránh lây nhiễm.
- Kết thúc quá trình ủ tối, sau khi tơ nấm ăn tơ 100% ta cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.
- HƯỚNG DẪN LÀM MEO
- Nguyên vật liệu:
- Ống giống.
- Tủ cấy vi sinh.
- Đèn cồn.
- Bông thấm.
- Giấy bạc.
- Dây thun.
- Cân.
- Giấy bóng chịu nhiệt.
- Quẹt lửa.
- Nước.
- Bếp đun.
- Nồi hấp tiệt trùng.
- Đường glucose. ( Có thể dùng đường cát thường).
- Cao nấm men.
- Cao pepton.
- Dinh dưỡng riêng cho ĐTHT.
- Chai nước biển. ( Có thể dùng túi bóng chịu nhiệt).
- Que cấy.
- Giá ống nghiệm.
- Cồn 96-98 độ.
- Chai nước biển 500ml.
- Máy lắc.
- Tạo môi trường meo lỏng:
- ( 1L nước + 10g đường + 5g cao nấm men + 5g cao pepton)
- Đun hoà tan hỗn hợp.
- Cho vào chai nước biển 250ml nước.
- Đậy miệng chai bằng giấy bạc hoặc nút bông không thấm.
- Hấp tiệt trùng:
- Cho chai dung dịch vào nồi hấp tiệt trùng ở 121 oC trong 60 -90 phút.
- Tháo nấp lò lấy sản phẩm ra để nguội 6-12h.
- Cấy giống:
- Tiệt trùng miệng chai dung dịch và ống giống.
- Dùng que cấy tiệt trùng trên lửa đèn cồn rồi để nguội.
- Lấy 1 phần nhỏ giống cho vào chai môi trường dinh dưỡng.
- Hơ tiệt trùng miệng chai và đóng nút.
2.5 Ủ tối:
- Mang chai thuỷ tinh vừa cấy cho vào phòng ủ tối.
- Phòng ủ tối phải thoáng khí và nhiệt độ thích hợp 16-20 Oc, tối ưu nhất 18 Oc.
- Trong 1-2 ngày không được lay động chai.
- Sau 2 ngày sau khi phần giống cấy vào lan tơ ta bắt đầu cho vào máy lắc.
- Điều chỉnh máy lắc 120-140 vòng/phút.
- Sau 3-4 ngày lắc ta đem meo ra sử dụng.
- Tơ nấm có màu trắng tinh, đậm màu. Các màu còn lại ta loại bỏ.
3 HƯỚNG DẪN LÀM PHÔI
3.1 Nguyên liệu:
- Gạo lức.
- Hộp chịu nhiệt PP.
- Đường glucose.
- Cao pepton.
- Cao nấm men.
- Nước.
- Lò hấp áp suất.
- Cân.
3.2 Môi trường phôi:
- Phần rắn:
+ Gạo lức
- Phần lỏng:
+ 1L nước.
+ 5g cao pepton.
+ 5g cao nấm men.
+ 1 lòng đỏ trứng gà.
+ 30g bột đậu nành.
+100g nhộng.
+5g MP300.
+ 30g đường glucose.
- Hoà tan hỗn hợp.
- Cho 35g gạo lức và 60ML hổn hợp dinh dưỡng vào hộp PP.
- Đậy nấp hộp và cho vào nồi hấp tiệt trùng.
3.3 Hấp tiệt trùng:
- Hấp tiệt trùng ở 121 Oc thời gian 60-90 phút.
- Tháo nồi hấp cho sản phẩm ra ngoài để nguội.
3.4 Cấy giống:
- Nghiêng chai meo góc 45 độ, hơ lửa tiệt trùng miệng chai meo.
- Tháo nấp hộp phôi và chế meo cho điều bề mặt phôi. ( có thể dung bình xịt).
- Quy trình thực hiện trong tủ cấy vi sinh.
- Sau khi cấy ta đem vào phòng ủ tối.
4. Ủ TỐI:
- Phòng ủ tối phải thoáng khí và nhiệt độ thích hợp 16-20 Oc, tối ưu nhất 18 Oc.
- Thời gian ăn tơ 4-6 ngày.
- Tơ có màu trắng.
- Hạn chế ẩm tối đa.
5. KÍCH SÁNG, TRỒNG.
- Sau khi tơ ăn 100% ta mang ra kích sáng cho đến khi ra mầm.
- Sau khi ra mầm điều chỉnh ánh sáng thấp lại và thời gian chiếu sáng 08-10h/ngày.
- Áng sáng phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng của nấm.
- Sau 55-65 ngày sản phẩm sẽ thu hoạch được.
=> Giai đoạn thu hoạch mang lại dược liệu tốt nhất là khi nấm bắt đầu tạo bào tử. Tức là đầu nấm tròn.
=> Sau khi thu hoạch ta có thể bảo quản tươi hoặc sấy khô để bảo quản lâu hơn.
6. LƯU Ý:
- Đèn kích sáng ở mỏi độ sáng và màu sáng cho ra dược chất khác nhau.
- Dinh dưỡng khác nhau cũng cho ra dược chất khác nhau.
- Giống cũng là phần quang trọng quyết định dược chất của sản phẩm.
7. Lưu ý:
- Phôi tơ ăn bề mặt nguyên liệu phải mang ra kích sáng, hạn chế tơ ăn quá dày.
- Phôi tơ ăn dày phải dùng vật nhọn rạch mặt tơ cho mầm lên.
- Ánh sáng trồng phải điều cho nấm lên thẳng.
- Tránh để phôi bị sốc nhiệt, phôi sốc nhiệt có dấu hiệu nấm lên bị xoắn cây, màu chuyển sang trắng, và xuất hiện mốc trắng.
- Thường xuyên vệ sinh phòng, hạn chế mốc.
- Cấp đủ ẩm cho phôi.
8. Lưu ý:
- Đây chỉ là phương pháp cơ bản để sản xuất ra được nấm đông trùng hạ thảo.
- Để có những cây nấm mang lại dược chất tốt hơn bạn cần tham khảo thêm.
Chúc thành công.