Kỹ thuật

Nhộng trùng thảo là gì??? Phân biệt với đông trùng hạ thảo

 

Đông trùng hạ thảo là dạng ký sinh nửa ấu trùng nửa thân thảo, đông trùng mang lại nhiều công dụng bồi bổ hữu ích cho sức khỏe. Hiện nay, nhiều người còn dùng nhộng trùng thảo để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Vậy trên thực tế, nhộng trùng thảo là gì? Có phải là đông trùng hạ thảo không? Những đặc điểm của nhộng trùng thảo cũng như cách phân biệt loại dược liệu quý này với đông trùng hạ thảo? Hãy cùng Nấm Ngon Việt tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo ở phương Đông nhưng tên khoa học được xác định bởi người phương Tây. Tài liệu sớm nhất do tu sĩ Perenin Jean Batiste, người Pháp, ghi nhận, miêu tả loài sinh - thực vật có hình thù kỳ lạ và chữa được một số bệnh mà ông cho là “công dụng thần bí”. Năm 1843, tiến sĩ M.J. Berkeley (Mỹ), công bố loài “rễ mọc trên sâu” và đặt tên là Sphaeria sinensis. Cái tên sinensis lần đầu tiên xuất hiện từ đó. Năm 1878, Pier Andrea Saccarado mới tu chỉnh lại và xếp sinensis vào giống Cordyceps rồi đặt tên là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. Từ đây, loài sinh vật nấm Cordyceps sinensis ký sinh trên sâu được giới khoa học đặt tên “Đông trùng hạ thảo”.

Hàng trăm năm qua người phương Đông đã biết sử dụng loài sinh - thực vật có hình thái sinh trưởng “nấm mọc trên sâu” như một dược liệu tốt cho sức khỏe. Đông trùng hạ thảo là tên gọi dân gian dựa vào quan sát đặc điểm chu trình sống của loài của loài sinh vật kỳ lạ: mùa đông là con sâu, mùa hè là cây cỏ. Đó là sự kết hợp cộng sinh giữa nấm Cordyceps Sinensis (Berk.) Sacc. với ấu trùng bướm đêm Hepialus. Mùa đông, sâu non sống trong lòng đất bị nhiễm bào tử nấm. Đến hè, sâu chết đi, cây nấm mọc trên đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất.

Từ đó về sau, thực vật ký sinh trên côn trùng được người ta quen gọi chung là đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, chỉ có Cordyceps sinensis mới được gọi đông trùng hạ thảo với hình thái duy nhất là cây nấm mọc trên đầu con sâu. Còn các loại cây nấm mọc ở bộ phận khác của con sâu chỉ được gọi là nhộng trùng thảo hoặc bách trùng thảo

Tiến sĩ Trương Bình Nguyên, người đưa giống đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis về Việt Nam và lần đầu tiên nuôi cấy thành công, cho biết trên thế giới chi nấm Cordyceps được ghi nhận có đến 350 loài, riêng Trung Quốc có 60 loài sống phân bổ nhiều nơi. Hiện nay người ta chỉ nghiên cứu 2 loài là Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris.

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) có hình thù như cây nấm mọc trên đầu con sâu màu nâu sẫm, đầu nấm như lưỡi mác. Nhộng trùng thảo có thân cây màu vàng cam ngả hồng hồng, đầu nấm dạng chùy. Là một trong những dược liệu quý có giá trị ứng dụng cao trong y học, tuy nhiên giá của nó lại không hề rẻ, thậm chí là ngoài tầm với của những người bệnh nhân thông thường. 

 

 

Nhộng trùng thảo (Cordyceps militaris) hay bách trùng thảo là một loài dược liệu quý thường. Với bản chất hình thành và sinh trưởng giống như Cordyceps sinensis, chúng được coi là một nhánh nhỏ của đông trùng hạ thảo. Và vẫn giữ nguyên cho mình những giá trị dược tính quan trọng của loài.

 

 

Sự khác nhau giữa đông trùng hạ thảo và nhộng trùng thảo

Rất nhiều người thường nhầm giữa hai loài sản phẩm này. Vậy đông trùng hạ thảo và nhộng trùng thảo có nhau ở những đặc điểm nào? Làm sao phân biệt chúng một cách dễ dàng nhất? 

Thực chất bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng dựa trên đặc điểm hình thái bên ngoài. Chỉ cần quan sát một cách kĩ lưỡng bạn sẽ nhận ra được.

Vật chủ kí sinh: Tuy đều là nấm Cordyceps thuộc ngành nấm túi thuộc loài nấm kí sinh trên côn trùng và động vật chân khớp nhưng vật chủ kí sinh của chúng lại khác nhau. Đây có lẽ là đặc điểm nhận dạng dễ dàng nhất bạn có thể áp dụng.

           + Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) là sự cộng sinh của 2 loài ấu trùng sâu bướm và nấm Cordyceps. Chúng có hình dạng như một cây nấm mọc lên từ đầu con sâu màu nâu sẫm. Đầu nấm như lưỡi mác màu vàng nâu, hoặc nâu nhạt.

            + Nhộng trùng thảo (Cordyceps militaris) là sự cộng sinh của hai loài ấu trùng nhộng tằm và nấm Cordyceps. Chúng mọc tua tủa trên khắp các bộ phận của vật chủ, có thân cây màu vàng cam hoặc hơi ngả hồng hồng, đầu nấm dạng chùy phình to và ngắn hơn Cordyceps sinensis một chút.

Môi trường sinh sống: Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của loài. Môi trường sống ảnh hưởng không nhỏ đến đặc điểm hình tháu cũng như những giá trị dược học.

           + Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) chỉ có thể được tìm thấy ở các cao nguyên, núi đá hay rừng cây bụi có sự phân biệt rõ rệt giữ các mùa trong năm ở độ cao từ 4000-5000m như Tây Tạng, Vân Nam, Tứ Xuyên…hay dãy Hymalaya, Nepan hùng vĩ. Môi trường sống đặc biệt cũng là một trong những yếu tố làm Cordyceps sinensis trở nên khan hiếm và đắt đỏ đến vậy.

           + Nhộng trùng thảo (Cordyceps militaris) có lẽ dễ tìm thấy và bắt gặp hơn. Chúng được phân bố rộng rãi ở các vùng núi từ 0 đến hơn 2000m so với mực nước biển.

Hiện nay nhộng trùng thảo được nuôi trồng rất dễ dàng và cho ra thể quả cây nấm mọc trên thân con tằm hoặc con nhộng. Việt Nam còn nhân trồng được nhộng trùng thảo trên gạo lức, giá đậu, cho ra khối lượng lớn, nấu canh ăn như rau. Trong khi đó, đông trùng hạ thảo thể quả tự nhiên chỉ sống được trên độ cao 3.000-4.000 m so với mặt nước biển.

Ngày nay với sự vận hành phát triển không ngừng nghỉ của nền công nghệ các nhà khoa học luôn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và nuôi trồng thành công loại nấm mang lại giá trị cao này mà dinh dưỡng trong nấm tương đương với nấm tự nhiên giúp cho sản phẩm này không quá khan hiếm và đắt đỏ, người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận được loại thảo dược này. Bên cạnh đó việc nuôi trồng loại thảo dược quý này còn đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho người dân.

 

 

Đông trùng hạ thảo Militaris Nấm Ngon Việt với chuẩn giống được lay tại bộ sưu tập giống chuẩn của bả tàng giống chuẩn quốc gia Nhật Bản, nuôi trồng tại Việt Nam, có chưa 22 loại acid amin và hai dược tính chính là Cordycepin > 7mg/g và Adenosine ~ 0,4 mg/g. Được trồng theo hướng hoàn toàn hữu cơ theo quy trình khép kín tại Nấm Ngon Việt. Với các công dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ thận, tim mạch, hạ huyết áp, tăng cường lưu thông máu, trị các bệnh về đường hô hấp, tăng cường sinh lý, tăng sự dẻo dai cho cơ thể, phục hồi sức khỏe, hạn chế tuổi già,...

 

 

Với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật tay nghề cao, được đào tạo bài bản và có chuyên môn trong ngành Công nghệ Sinh học Nông nghiệp, luôn không ngừng đam mê nghiên cứu, phấn đấu tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao cho ngành sản xuất nông nghiệp. Đặt hàng tại đây: https://namngonviet.vn/san-pham/sp-dong-trung-ha-thao-22/

Tác dụng của nhộng trùng thảo

Nhộng trùng thảo có những tác dụng chính sau:

         Bồi bổ sức khỏe
         Giảm chứng mất ngủ và mệt mỏi
         Tăng cường sinh lý
         Đẩy lùi lão hóa
         Hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng gan, có hiệu quả tốt với phổi và thận và các chứng viêm tấy
         Kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn lao và sự phát triển của tế bào ung thư, có thể ngăn chặn được quá trình di căn.

Cách sử dụng nhộng trùng thảo

Nhộng trùng thảo được sử dụng cho tất cả các đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý rằng việc lạm dụng sử dụng nấm với liều lượng cao trong thời gian thai kỳ có thể dẫn đến việc kích thích ham muốn và co bóp cổ tử cung gây ra hậu quả sinh thiếu tháng. Đặc biệt, khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ là giai đoạn hình thành hệ sinh dục của em bé. Vậy nên, các mẹ bầu cần tránh sử dụng nấm vào thời gian này vì dễ làm hệ sinh dục phát triển không tốt cho trẻ,…

Sau đây là những phương pháp sử dụng nhộng trùng thảo được mọi người áp dụng phổ biến:

Cách 1: Ngâm rượu

Cách ngâm: Ngâm 40 - 50 gram nấm nhộng trùng thảo tươi (khoảng 8 -10 con) với 1 lít rượu 40 - 45 độ C và có thể lấy ra sử dụng sau một tháng. Chúng ta cần bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, có thể ngâm thêm với 0,2kg đế nấm đông trùng hạ thảo khô để tăng thêm độ thơm ngon tùy theo nhu cầu của người dùng. Một điều cần lưu ý là nên ngâm nấm với rượu đã lọc và  loại bỏ methanol và alkaloide để hiệu quả hơn cho sức khỏe.

 

 

Cách dùng: Sử dụng 20 - 30 ml trước khi đi ngủ khoảng 30 phút hoặc trong bữa ăn hàng ngày

Cách 2: Pha nước nóng

Cách pha: Lấy 6 - 8 gram nấm nhộng trùng thảo (khoảng 1 - con) pha với 300ml nước nóng 80 - 100 độ C. Sau 3 - 5 phút có thể lấy ra sử dụng (có thể ăn luôn nấm)

 

 

Cách dùng: Dùng 1 người/1 lần/ngày, tốt nhất sau bữa ăn sáng và bữa tối.
Ngoài hai cách trên, nhộng trùng thảo còn được sử dụng để nấu chung với lẩu, canh, súp, cháo hoặc hấp cơm,…

Trên đây là những thông tin xác thực về đặc điểm và cách nhận biết của nhộng trùng thảo mà Nấm Ngon Việt muốn chia sẻ cho mọi người. Mong rằng đây là bài viết ý nghĩa đối với những người muốn tìm hiểu thêm về loại dược liệu đặc biệt quý giá này. Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ đến hotline 093.4080.539 – 0779.1111.66 để được tư vấn tận tình nhất!

CTY TNHH Nấm Ngon Việt
CTY TNHH Nấm Ngon Việt
www.namngonviet.vn
  • 75/2/1 Hoàng Bật Đạt, F.15, Q. Tân Bình, HCM
  • 0931444468-0779111166 -0934080539
  • namngonvietvn@gmail.com
  • www.namngonviet.vn
CTY TNHH Nấm Ngon Việt
0
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO - NẤM MỐI ĐEN - NẤM RƠM - PHÔI NẤM MỐI ĐEN
Zalo