Nấm mối Thái là gì?
Nấm mối Thái ở Việt Nam còn có 1 tên gọi khác là Nấm mối Đen, cũng có nơi gọi là Nấm rễ dài bởi theo quan sát thì phần thân dưới rất dài. Nâm mối Thái có tên khoa học là Xerula radicata, tên đồng nghĩa là Oudemansiella radicata, thuộc chi Xerula, họ Physalacriaceae.
Nấm mối Thái được tác giả người Trung Quốc nghiên cứu và đăng kí bản quyền năm 2010 và đặt tên là Black Termitomyces Heim.
Nấm mối Thái có đặc điểm của nấm trưởng thành dài khoảng 10 – 15cm, bán kính thân nấm 0.5 -1.5 cm, lớp ngoài đen, thịt trắng ăn ngọt và giòn; chứa canxi, phốt pho, sắt, protein và các chất dinh dưỡng khác đem lại lợi ích cho dạ dày và lá lách của người, chữa bệnh trĩ và giảm lipid, có một tác động đáng kể vào việc giảm lượng đường trong máu, tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó cũng tốt cho việc điều trị tiêu chảy và chứng ăn mất ngon.
Về mặt khoa học thì tuy cùng ngành nấm nhưng loại nấm mối Thái này có họ là Physalacriaceae khác với nấm mối tự nhiên có họ là Lyophyllaceae. Mọi người không nên nhầm lẫn giữa nấm mối trắng và đen nhé, tuy có cùng tên “nấm mối” nhưng thật sự khác nhau hoàn toàn.
Cách chế biến nấm mối đen
1. Nấm mối đen xào
Chuẩn bị
- 200g nấm mối đen tươi
- 1 trái mướp hương.
- 1 củ cà rốt.
- 1 bông cải xanh cỡ nhỏ.
- Gia vị và hành, ngò.
Thực hiện
- Rửa sạch nấm mối đen và bông cải rồi để ráo.
- Mướp và cà rốt bỏ vỏ rửa sạch cắt miếng vừa ăn.
- Hành, ngò cắt khúc.
- Chờ dầu nóng cho hành tỏi phi thơm. Cho nấm mối đen và cà rốt vào xào với lửa lớn vừa nêm một muỗng cà phê đường, một muỗng cà phê hạt nêm và nước mắm. Sau đó, cho mướp và bông cải vào xào cùng nêm lại cho vừa ăn nấu vài phút thì tắt bếp cho hành ngò và tiêu.
2. Súp nấm mối đen
Chuẩn bị
- 200g nấm mối đen tươi
- 2 cái xương ức gà hoặc xương lợn
- 5 quả trứng cút
- 100g thịt cua
- Nửa củ cà rốt
- Hành lá, bột bắp và gia vị
Thực hiện
- Xương gà hoặc xương lợn chần qua nước sôi rồi rửa sạch. Đổ nước vào nồi cùng với xương rồi hầm lấy nước dùng, vớt bỏ xương.
- Nấm mối rửa sạch, để ráo. Cà rốt băm nhỏ hoặc thái hạt lựu.
- Đun sôi nồi nước dùng rồi cho nấm mối đen, cà rốt vào nồi nấu cùng cho chín.
- Hòa tan bột bắp với nước rồi đợi cho nguyên liệu trong nồi nấu chín thì chế từ từ vào, vừa chế vừa khuấy đều liên tục để nồi súp không bị vón cục, đến khi thấy súp có độ sánh đặc như ý thì dừng lại và nấu cho sôi lên.
- Tiếp theo cho cua lột và trứng cút vào. Khi nồi súp sôi lên, bạn nêm chút muối, bột nêm cho vừa miệng là tắt bếp.
3. Nấm mối đen kho tiêu
Chuẩn bị
- 200g nấm mối đen tươi
- 2 nhánh búp tiêu
- Nước tương, muối, đường, hạt nêm, ớt
Thực hiện
- Nấm mối rửa sạch, để ráo.
- Chuẩn bị một thố đất, cho nấm mối đen vào và nêm nước tương, một chút muối, đường, bột ngọt, dầu ăn. Trộn đều rồi để khoảng 10 phút cho ngấm gia vị.
- Bắc thố đất lên bếp, đong 1/2 bát nước đổ vào, cho thêm hạt tiêu vào rồi đậy nắp. Mới đầu để lửa to cho sôi bùng rồi vặn nhỏ lửa, kho liu riu đến khi nước gần cạn, nấm chin và thấm gia vị thì tắt bếp.
4. Mì xào nấm mối đen
Chuẩn bị
- 100g nấm mối đen tươi
- 1 gói mì bạn thích
- Bông cải xanh, cà rốt
- Hành lá, ngò, tiêu, bột nêm, dầu ăn
Thực hiện
- Nấm mối đen rửa sạch, để ráo.
- Luộc mì trong khoảng 3 phút thì vớt ra, để ráo nước.
- Phi thơm dầu hành và cho nấm mối đen, bông cải, cà rốt vào xào cùng với gói gia vị của mì cho thấm, nêm nếm cho vừa vị.
- Đến khi các nguyên liệu chín thì cho mì đã ráo nước vào. Để lửa lớn, nhanh tay trộn đều thêm khoảng một phút rồi bày ra đĩa.
5. Nấm mối đen nướng giấy bạc
Chuẩn bị
- 200g nấm mối đen tươi
- Muối, ớt, hành lá, đường, hạt nêm, dầu ăn
- Giấy bạc
Thực hiện
- Nấm mối đen rửa sạch, để ráo.
- Hành lá, muối, ớt, đường, hạt nâm giả nhuyễn, xong cho dầu ăn vào trộn đều.
- Trộn đều hỗn hợp với nấm. Trải giấy bạc cho nấm lên cuộn lại bỏ vô lò nhiệt độ 200oC.
- Sau 20 phút thì lấy thành phẩm ra.
6. Nấm mối đen nhúng lẩu
Chuẩn bị
- 100g nấm mối đen tươi
- Xương ức gà
- 1 củ hồng sâm, 10g kỷ tử, 10 lát hoài sơn, 10 trái táo đỏ
- Nấm tươi các loại
- Rau cải, cải thảo, ngô ngọt, cà rốt
- Tôm, thịt bò, đậu phụ.
Thực hiện
- Các loại nấm rửa sạch, để ráo.
- Xương gà chần qua nước sôi rồi rửa sạch. Đổ nước vào nồi cùng với xương rồi hầm lấy nước dùng, vớt bỏ xương. Sau đó cho nấm đông cô, hồng sâm, táo đỏ, kỷ tử và hoài sơn vào đun cùng khoảng 15 phút, nêm gia vị vừa ăn.
- Cho nước lẩu vào nồi, xếp rau và nấm ra dĩa, dùng nóng kèm bún, mì hoặc phở.
7. Cháo gà nấm mối đen
Chuẩn bị
- 200g nấm mối đen tươi
- 1/2 lon gạo
- 50g thịt gà nạc
- Hành, ngò
- Nước tương, muối, đường, hạt nêm, ớt
Thực hiện
- Nấm mối rửa sạch, để ráo. Gạo đem vo sạch, để ráo.
- Lấy gạo đã ráo nước đem sao cho hơ vàng và đổ nước vào nấu.
- Phi thơm dầu hành và cho thịt gà, nấm vào xào cùng với ít gia vị cho thấm.
- Khi cháo nở búp, cho phần đồ xào vào nồi cháo, khuấy đều và nêm gia vị.
- Nấu cháo thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.