Kỹ thuật

Nấm Linh Chi: Tác dụng, Cách sử dụng, Uống nhiều có tốt không?

Nấm linh chi là cái tên rất quen thuộc với chúng ta, bởi nó có rất nhiều tác dụng chữa bệnh viêm phế quản, ung thư, làm đẹp, an thần, ăn ngon,... Trong bài viết này, hãy cùng NẤM NGON VIỆT tìm hiểu chi tiết về dược liệu này, cùng những bài thuốc cổ truyền hiệu quả nhất.

Tổng quan về nấm linh chi

Nấm linh chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, là một loại nấm lỗ thuộc chi Ganoderma, họ Nấm lim (Ganodermataceae). Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung.

Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong Thần nông bản thảo nấm linh chi được xếp vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm, trong Bản thảo cương mục nấm linh chi được coi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày); gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ.

Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: germani, axit ganoderic, axit ganodermic, axit oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosine, beta-D-glucan, (đặc biệt trong nấm linh chi, có hàm lượng germani cao hơn trong nhân sâm đến 5 - 8 lần). Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kali, magie, natri, calci

Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ.

Ngày nay người ta biết trong nấm linh chi có germani giúp tế bào hấp thụ Oxy tốt hơn; polysaccharide làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mạnh gan, diệt tế bào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm.

Nấm linh chi có mấy loại?

Theo một số sách nghiên cứu thời xưa có 6 loại linh chi được tìm thấy hiện nay, mỗi loại có các công dụng riêng biệt. Linh chi xanh, linh chi trắng, linh chi vàng, linh chi đen, chi chi đỏ, linh chi tím.

 

 

Trong số các loại nấm linh chi kể trên thị Hồng chi là loại nấm có giá trị trong y học nhất và được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.

 

Hồng chi

 

Linh chi đỏ hay Hồng chi được chứng minh tốt cho sức khỏe hơn các loại còn lại bởi nó thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch, tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa. Linh chi đỏ cũng được lấy làm thước đo để so sánh với các loại linh chi khác.

Người ta thường sử dụng linh chi đỏ để chữa bệnh và cải thiện sức khỏe con người. Vì vậy, theo thống kê hiện nay linh chi đỏ được dùng nhiều nhất trên thế giới.

Hoạt chất của Linh chi là gì (thành phần của Linh chi):

Thành phần hoạt chất của Linh chi tuỳ thuộc nguồn gốc và cách nuôi và môi trường trồng nhưng hầu như Linh chi chứa các thành phần sau:
                   - Giá trị dinh dưỡng: Nấm Linh chi chứa 90% nước, 10% còn lại gồm: 10 - 40% protein, 2 - 8% chất béo, 3  28% carbohydrate, 3-32% chất xơ, 8- 10% chất tro, vài vitamin, chất khoáng (Kali, Ca, P, Mg, selenium, Fe, Zn, Cu) [Borchers et al. 1999]. Chất protein trong nấm chứa tất cả các acid amine trọng yếu đặc biệt có 2 acid amin lysine và leucine. (Chang and Buswell 1996; Borchers et al. 1999; Sanodiya et al. 2009).

                   - Giá trị dược học: Có 3 hoạt chất có tác dụng sinh học chính là Polysaccharides, peptidoglycans, triterpenes [Boh et al. 2007; Zhou et al.2007]. Đặc biệt loại Polysaccharide beta 1,3D glucan, acid ganoderic A, Ganoderiol F. Trong nấm Linh chi nguồn gốc từ Nhật trồng tại Việt Nam (Trung tâm nghiên cứu Linh chi và nấm dược liệu, Quận 12) có chứa acid ganoderic B (đã nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả kháng tế bào ung thư).

Nấm linh chi có tác dụng gì?

Đây là một loại thảo dược được sử dụng trong Đông y từ rất lâu. Trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có đề cập đến loại thảo dược này. Đặc biệt là các dân tốc thiểu số tại Trung Quốc đã sử dụng linh chi trong điều trị rất nhiều bệnh, từ tim mạch, sinh dục, thần kinh, hô hấp, suy nhược… Cụ thể, tác dụng nấm linh chi có thể kể đến như:

            - Nâng cao thể chất, cân bằng sinh lý, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi sức khỏe tốt.
           - Bột bào tử của linh chi có tác dụng chống khối u và chống oxy hóa rất tốt. Nó ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Ngoài ra, khi kết hợp linh chi với các phương pháp điều trị ung thư có thể tăng hiệu quả và giảm được tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và giúp bệnh nhân ăn ngủ ngon hơn, đặc biệt là ung thư giai đoạn cuối.
           - Cải thiện nhiều bệnh tim mạch, đặc biệt là khả năng ổn định huyết áp cao và giảm cholesterol, phòng ngừa cục máu đông nhờ khả năng chống kết tập tiểu cầu; cải thiện triệu chứng tim đập nhanh, hụt hơi, đổ mồ hôi lạnh, tay chân lạnh,…
           - Cải thiện giấc ngủ, nâng cao tinh thần, tăng cường trí nhớ, giảm đau và nặng đầu.
          - Giãn cơ trơn phế quản, giúp giảm phản ứng dị ứng, có lợi cho bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và giảm cơn hen.
          - Giảm rụng tóc nhờ cân bằng sinh lý của cơ thể.
         - Hỗ trợ điều trị viêm gan theo cơ chế nâng cao miễn dịch của cơ thể đối với các virus gây viêm gan, phục hồi các tổn thương trên gan, cải thiện men gan và tăng cường khả năng giải độc của gan.
           - Tăng tạo máu, nâng cao chức năng tuyến tụy cho bệnh nhân tiểu đường, hạ đường huyết
           - Tăng tuần hoàn máu dưới da, tiêu diệt các gốc tự do, giúp da hồng hào sáng mịn
           - Giảm đau cho bệnh nhân viêm khớp.

Ngoài ra, có thể còn có thêm những công dụng của nấm linh chi, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu cần thêm thông tin.

Nên sử dụng Linh chi thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất:

Các cách sau đây:
        - Cho 15 - 30 g nấm cắt lát vào 2 lít nước, đun sôi, để nhỏ lửa trong 10 phút. Sau đó vớt nấm ra cắt mỏng, cho vào phần nước cũ, tiếp tục nấu sôi nhẹ trong 10 phút nữa. Có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong tốt vào uống lúc còn ấm hoặc nguội, bã Linh chi còn lại có thể nấu lần 2 với lượng nước từ 1 - 1,5 lít để thu hết hoạt chất.

 


         - Cho Linh chi cắt lát vào bình thuỷ, đổ nước sôi vào hãm trong 1 giờ, uống dần trong ngày.
        - Xay thành bột: cho 3 - 5g bột Linh chi vào tách, hãm với nước sôi trong 5 phút, sau đó uống cả nước lẫn bột, đây là cách tốt nhất theo các nhà khoa học. Một số hoạt chất có thể không ra hết khi nấu hoặc hãm sôi mà còn lại trong phần xác nấm. Vì phần bột nấm là chất xơ, nếu người bệnh bị viêm loét dạ dày, cần uống sau ăn khoảng 30 phút hoặc hỏi ý kiến của thầy thuốc.

 

 

Nên sử dụng Linh chi dạng tươi (không phơi hay sấy khô) không?

        - Mặc dù nấm Linh chi tươi có công dụng và cách dùng gần giống như nấm khô. Tuy nhiên khi sơ chế, sấy khô với nhiệt độ thích hợp các hoạt chất trong nấm sẽ tăng lên so với nấm dạng tươi. Khi sấy khô nấm gây giảm lượng nước, hàm lượng hoạt chất cao nếu tính trên khối lượng nấm đó chỉ là một lý do. Nhưng quan trọng khi phơi sấy ở nhiệt độ thích hợp sẽ kích hoạt một số chất mà ở dạng nấm tươi không có được.
         - Nấm khô bảo quản sẽ tốt hơn, hạn chế tối đa sự phát triển của nấm mốc,
         - Dù là dạng “nấm tươi” nhưng thực chất là đã hoá gỗ nên rắn cứng không dùng ăn như các loại nấm ăn khác.
        - Chỉ có thể dùng Linh chi tươi hoặc sấy khô ở dạng nấu canh hay soup như sau: nấu Linh chi như dạng canh, hoặc dùng chưng hay hầm với thịt tạo thành món súp có vị đắng của Linh chi kèm các vị khác của thịt, gia vị… rất đặc trưng. Món súp hay canh này rất tốt cho sức khoẻ người vừa trải qua cơn bệnh nặng, người cao tuổi hay đang trong quá trình hoá - xạ để chữa bệnh ung thư.

 

 

Tóm lại, các “nấm Linh chi tươi” mềm bóp dễ vỡ là không phải nấm Linh chi thực sự, cần tránh nhầm lẫn. Giống như các loại thực phẩm khác khi bảo quản trong tủ lạnh lâu ngày một số hoạt chất hoặc vitamin… sẽ bị mất hoặc giảm chất lượng. Do đó, với một loại nấm làm thuốc (nấm dược liệu) như nấm linh chi nếu giữ lạnh để sử dụng lâu dài là không phù hợp. Nấm Linh chi sử dụng ở dạng phơi hay sấy khô là tốt nhất. Xem nấm linh chi chính hãng tại: https://namngonviet.vn/san-pham/nam-linh-chi-37/

CTY TNHH Nấm Ngon Việt
CTY TNHH Nấm Ngon Việt
www.namngonviet.vn
  • 75/2/1 Hoàng Bật Đạt, F.15, Q. Tân Bình, HCM
  • 0931444468-0779111166 -0934080539
  • namngonvietvn@gmail.com
  • www.namngonviet.vn
CTY TNHH Nấm Ngon Việt
0
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO - NẤM MỐI ĐEN - NẤM RƠM - PHÔI NẤM MỐI ĐEN
Zalo