Kỹ thuật trồng nấm rơm năng suất cao, dễ làm
Nấm rơm là loại nấm quen thuộc và trồng phổ biến ở nước ta. Nấm thường mọc trên nguyên liệu là rơm nên nhân gian quen gọi là nấm rơm.
1. Nguyên liệu dùng để nuôi trồng nấm
Nguyên liệu dùng để nuôi trồng nấm rơm chủ yếu là rơm rạ của cây lúa. Ngoài ra còn có thể sử dụng các nguyên liệu khác để nuôi trồng nấm như bông phế thải, bã cà phê, bã mía, võ đậu, mùn cưa, lục bình,...
2. Xử lý nguyên liệu
a. Rơm
Rơm sau khi thu hoạch phải được bảo quản cẩn thận tránh ẩm, móc. Rơm dùng cho trồng nấm có màu vàng sáng giúp giảm nhiễm trong trồng nấm. Có nhiều cách để xử lý rơm:
Tạo bể ngâm rơm rạ và cho vào bể nước sạch để hòa tan với vôi. Ngâm rơm trong bồn chứa nước vôi 1%. Thời gian ngâm từ 20 đến 30 phút để rơm ngấm nước sau đó vớt ra chất đóng ủ.
Vừa chất đóng vừa tưới nước, rãi vôi giẫm đạp cho ướt đều nguyên liệu
Đóng ủ nên được kê cách mặt đất 20 cm. Chiều ngang 1.5m, cao 1 – 2 m, chiều dài tùy theo nơi chất đóng ủ
b. Mạt cưa
Mạt cưa trước khi trồng nấm sẽ được bóp nhuyễn, sàng lọc cẩn thận đảm bảo mạt cưa rời rạc giúp khâu xử lý nguyên liệu được tốt hơn, phối trộn ngyên liệu điều hơn, giảm tỷ lệ nhiễm khi trồng nấm.
Tưới nước vôi tỉ lệ 1 – 1.5 % tưới đều lên đống ủ đảm bảo độ ẩm nguyên liệu 80% - 90%. Ủ trong khoảng thời gian 5 – 7 ngày. Trong quá trình ủ khoảng 3 ngày đảo nguyên liệu 1 lần giúp đống ủ được đều. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm đống ủ. Nếu đống ủ khô phải bổ xung thêm nước vôi. khi đem trồng nấm đảm bảo độ ẩm đạt 70%.
c. Bông phế liệu
Trồng nấm trên bông phế liệu có năng suất rất cao. Nếu so với năng suất trên rơm thì cũng đã gấp hai hoặc ba lần. Bông phế liệu đem về cần xé vụn, ngâm bông trong nước vôi 0,5 - 1%, để bông ngấm no nước thì vớt bông lên và chất trên kệ để nước bên trong thoát ngoài bớt. Tiến hành ủ đóng và và phủ nylon, ủ dưới ánh sáng mặt trời khoảng 3 - 5 ngày.
3. Phương pháp ủ đống
Chuẩn bị một cái kệ để kê rơm, kệ kê cao cách mặt đất khoãng 15 - 20 cm. Kệ chiều ngang khoãng 1,2 - 1,5m. Chuẩn bị một cột thông khí, cột thông khí bằng tre, cây tạp hoặc ống nhựa với đường kính như cây tre.
Rơm rạ sau khi ráo nước đem chất thành đóng cao khoãng 1,5m rộng khoãng 1,2m - 1,5m chiều dài tùy có thể nối dài theo kích thước sân ủ. Mõi 2 m dài cho một cộc thông khí ở giữa đóng. Phủ màng ni lông bên ngoài và ủ trong 4 ngày, sau đó dỡ nilong ra, đảo đều lên rồi xếp chạt lại thành đống và ủ típ trong 3 ngày nữa. đối với bông phế thải thì không cần đảo.
Chú ý lúc phủ nilong cần để hở phía dưới chân và không trùm kín trên nóc đóng ủ.
Đóng ủ lên men, nhiệt độ tăng cao, rom mền ra nhờ có sự phân hủy chất xơ của một số vi sinh vật ưa nhiệt.
Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao 60 – 70oC, làm cho nấm dại chết đi và phân hủy một phần chất hữu cơ để làm cho tơ nấm rơm dễ hấp thụ chất dinh dưỡng
Đối với rơm đến ngày thứ 6, 7 rút một nắm nguyên liệu và bóp trong lòng bàn tay. nếu thấy có nước rỉ kẻ tay là vừa, còn thấy nước chảy thành dòng là ướt quá, thì phải rũ tơi ra để cho nước bay hơi bớt đi, nếu không ướt kẻ tay là khô quá phải bổ sung thêm nước vôi.
Khi rơm rạ chín sẽ có mùi thơm đặc trưng rơm rạ mềm hẳn ra.. Khi đống ủ xẹp xuống (sau 10 – 12 ngày) ta có thể kéo rơm ra chất mô.
Mục đích của việc ủ nguyên liệu:
Nước vôi nâng pH của nước lên 11 -12, độ pH này thể tiêu diệt các loại nấm dại, vi khuẩn...gây hại trong đóng ủ.
Ủ kích thích xạ khuẩn phát triển giúp phân hủy mạt cưa tạo dinh dưỡng tốt hơn.
Khi ủ, niệt độ trong đống ủ tăng cao cũng góp phần làm chín nguyên liệu và tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong đóng ủ.
4. Phối trộn dinh dưỡng
Để nâng cao năng suất, chất lượng nấm, có thể phối trộn vào đống ủ các loại:
Phân hữu cơ: phân chuồng, bánh dầu, lục bình ...
+ Trộn 20kg cám gạo + 10kg phân gà + 1kg lân.
+ Sau khi trộn dinh dưỡng điều ta ủ tếp 4 ngày.
+ Trong quá trình ủ ta thường xuyên kiểm tra độ ẩm. Nếu thiếu ẩm ta thêm nước có chứa DDEM vào cho đủ.
Phân vô cơ: ure, DaP, SA, NPK...
Khoáng: tro...
Lưu ý:
Các loại phân hữu cơ bổ xung không quá 20% khối lượng đống ủ.
Phân vô cơ bổ xung không quá 5 0/00 khối lượng đống ủ
Khoáng bổ xung khoảng 1%.
Nếu bổ sung bịch dinh dưỡng đóng gói sẵn trên thị trường thì không nên bổ sung vào đóng ủ ngay vì tăng tỉ lệ nhiễm tạp.
5 Làm mô nấm
Meo giống rất quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Nên chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt. chọn những bịch meo giống có sợii tơ nấm màu trắng, mở nắp bịch có mùi thơm tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo.
Meo giống nên bẻ thành từng cục bằng ngón tay giúp sợ tơ không bị giập mát tiếp tục phát triển, ăn sâu vào cơ chất. Nên sử dụng khuôn để chất nấm. Khuôn có dạng hình thang đáy cụt, hai mặt hở. Chiều ngang đáy 40 - 50 cm, chiều dài từ 60 - 120 cm, cao 40 cm. chiều ngang mặt trên khoãng 30 - 40 cm. Khuôn thường làm bằng gỗ, đôi khi bằng tôn và gỗ.
Nguyên liệu được nhồi vào khuôn thành từng lớp dày 10 cm, sau đó, cấy giống vào mõi lớp. Giống cấy thành từng điểm, cách nhau 10 cm là vừa. nên cấy giống sát mét khuôn để tơ phát triển và lan đều trên mô nấm nhanh hơn.
Chiều cao mô nên chất cao khoảng 2 - 3 lớp. Mô nấm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mùa mà thiết kế cho hợp lý. Mùa mưa nên làm mô nấm lớn giúp giữ nhiệt tốt hơn, ngược lại mùa nắng nên làm mô nhỏ.
Đối vơi mô hình làm nấm trong nhà trải thành luống nên thiết kế bề ngang vừa tầm thu hái chiều dài theo chiều dài trại. Meo giống rãi trên mặt luống. nên đè dẽ dặt luống để sợ tơ ăn vào cơ chất tốt hơn.
Nếu bạn bổ sung bịch dinh dưỡng thì nên bổ sung vào lúc chất dòng nấm. Vì bổ sung lúc ủ đóng dễ bị nhiễm tạp hơn, tăng tỉ lệ nhiễm nấm dại, ảnh hưởng đến năng suất trồng nấm
Sau khi làm xong mô phải phơi mô khoảng hai đến ba nắng cho khô bề mặt (tránh mốc hoặc nhiễm tạp) và tiếp theo là làm áo mô. Áo mô là phần bao phủ bên ngoài, nhằm che chắn bớt ánh sáng và giữ ấm cũng như ẩm cho mô nấm
Chất dòng nấm xong phải đậy kín để giữ nhiệt độ và độ ẩm cho sợi nấm phát triển nếu làm trong nhà
6. chăm sóc nấm rơm
Sau 4 -5 ngày tơ nấm đã phát triển kín cơ chất dùng bình xịt tưới phun sương nhẹ trên mô nấm để kích thích tạo quả thể. Dùng vòi xịt nhuyễn phun để không làm chết sợ nấm (còn gọi là xã tơ) Nên tạo độ thông thoáng cho nấm đồng thời giũ được ẩm độ không khí duy trì khoãng 90% để sợ tơ phát triển tốt.
Mỗi sáng khoảng 7 - 8 giờ, nên phơi mô nấm 20 - 30 phút. Nhờ ánh sáng sẽ kích thích nụ nấm hình thành, sau khi xã tơ hằng ngày tưới nước để duỳ độ ẩm cho nấm, chúy y không được tưới trực tiếp vào mô nấm sẽ làm nấm không hình thành được hoặc bị chết khi tạo đinh ghim.
Chú Ý:
Chăm sóc sau khi cấy giống:
Sợi nấm rơm phát triển rất nhanh từ khi cấy giống đến khi có nấm quả thể từ 9 – 13 ngày. Vì vậy cần chú ý chăm sóc từng ngày, tưới nước hợp lý.
– Từ ngày 1-3:
sau khi cấy giống không cần tưới, nếu trời lạnh dưới 25 độ C phải phủ 1 lớp nilon trên mô nấm để giữ ẩm, giữ nhiệt.
– Từ ngày thứ 4-8:
Kiểm tra nhiệt độ mô nấm, cắm nhiệt kế trong mô nấm, nếu thấy có nhiệt độ 35- 38 độ C là tốt. Tưới ẩm nền xung quanh mô nấm và sương mù trên cao. Nếu trời lạnh dưới 25 độ C phải đậy nilon nhưng cách mặt mô nấm tối thiểu là 20cm để tránh bị hấp hơi.
– Từ ngày thứ 8-9:
Khi thấy màng sợi từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong phải tưới đón nấm. Tưới nhẹ trực tiếp vào các mặt mô nấm cho ẩm đều, đẫm hơn bình thường.
– Từ ngày thứ 9-13:
Trên mô nấm xuất hiện đinh ghim như hạt gạo, tưới giữ ẩm bình thường, tưới cao vòi tránh bị đứt sợi nấm.
7. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH: