HƯỚNG DẪN NUÔI TRỒNG NẤM MỐI ĐEN (Xerula radicata)
Người thực hiện: Nguyễn Văn Minh Ý – KT. FARM NẤM NGON VIỆT
Đây là loại nấm quý, ngon, bổ dưỡng. Được phân lập gần đây, có độ ngon tương đồng với nấm mối tự nhiên của Việt Nam theo nhiều người đã dùng. Điều kiện khí hậu, môi trường cho nấm phát triển hơi khó hơn những nấm khác đang có trên thị trường, nên đòi hỏi người trồng phải có một kiến thức nhất định về nấm mối đen.
CÁCH TRỒNG NẤM MỐI ĐEN
* Có rất nhiều phương pháp trồng nấm mối đen. Nhưng phương pháp trồng hiệu quả nhất và đơn giản nhất là:
- Phương pháp trồng phủ cơ chất lên mặt tơ túi phôi:
- Sau khi kích sáng 7 ngày ở nhiệt độ 20°C - 22°C ta bắt đầu mở miệng bịch phôi và sốc nhiệt cho phôi
- Kể từ ngày thứ 8 mở miệng bịch phôi.
- Tăng nhiệt độ mỗi ngày lên 1°C cho đến ngày thứ 14 nhiệt độ đạt 26 - 27°C.
- Sau khi kết thúc quá trình sốc nhiệt ta tiến hành phủ cơ chất và kích ẩm, cơ chất có thể sử dụng đất sạch hoặc mùn xơ dừa, cát đã qua xử lý…
“Nếu sử dụng đất sạch ta không dùng đất có chứa thành phần trichoderma. Đất sử dụng không quá mịn, hạt to bằng đầu ngón tay là tốt nhất. Nếu sử dụng cát ta nên xử lý bằng nước vôi PH=12 sau 1-2 ngày, sau đó ta rửa lại bằng nước sạch. Nên sử dụng các hạt to. Cát không được nhiễm mặn hoặc phèn. Sử dụng mùn xơ dừa ta trộn 90% xơ dừa cộng với 10% tro trấu trộn điều. Cho 1 ít nước sạch vào trộn cơ chất (sao cho cơ chất vừa cho vào đủ ẩm). Nước kích ẩm có PH = 6.5-7.5.”
- Độ ẩm phải nằm trên cơ chất, không được động nước trên bề mặt tơ nấm.
- Độ ẩm trong không khí phải đạt 85-90%.
- Tưới nước nền phòng trồng hàng ngày sao cho nước vừa đủ ẩm hết bề mặt nền.
- Không khí trong phòng trồng phải được thông thoáng, không có nặng mùi.
- Ánh sáng vừa đủ cho nấm phát triển. Thời gian kích sáng từ 6 giờ tối - 6 giờ sáng.
- Sau 20-30 ngày trồng trong điều kiện đúng ta sẽ thu được nấm.
- Phương pháp trồng không phủ cơ chất lên mặt tơ túi phôi:
- Sau khi kích sáng 7 ngày ở nhiệt độ 20°C – 22°C ta bắt đầu mở miệng bịch phôi và sốc nhiệt cho phôi:
- Kể từ ngày thứ 8 mở miệng bịch phôi.
- Tăng nhiệt độ mỗi ngày lên 1°C cho đến ngày thứ 14 nhiệt độ đạt 26 - 27°C.
- Sau khi kết thúc quá trình sốc nhiệt ta tiến hành xịt kích ẩm cho phôi.
- Nước kích ẩm có PH = 6.5-7.5.
- Độ ẩm trong không khí phải đạt 90%.
- Tưới nước nền phòng trồng hàng ngày sao cho nước vừa đủ ẩm hết bề mặt nền.
- Không khí trong phòng trồng phải được thông thoáng, không có nặng mùi.
- Ánh sáng vừa đủ cho nấm phát triển. Thời gian kích sáng từ 6 giờ tối - 6 giờ sáng.
- Kỹ thuật phòng trồng:
- Có đèn kích sáng theo giờ.
- Có điều hòa nhiệt đọ phòng.
- Có quạt hút CO2.
- Máy đo nồng độ CO2 (nếu có)
- Có máy tạo ẩm.
- Có đèn bắt côn trùng.
- Có đồng hồ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm phòng.
- Sau 20-30 ngày trồng trong điều kiện đúng ta sẽ thu được nấm.
Ta có thể trồng theo hướng thủ công nếu không có máy tạo ẩm bằng cách xịt ẩm bằng tay. Ngày xịt ẩm 2-6 lần tùy theo nhiệt độ phòng.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRỒNG NẤM MỐI ĐEN
- Đèn đủ sáng là sao cho ánh sáng chiếu được lên tất cả các bề mặt phôi.
- Độ ẩm đủ nếu không phủ cơ chất là sao cho nước động thành những hạt nhỏ xung quanh miệng bịch phôi. Lưu ý nước không được động lên bề mặt tơ nấm.
- Độ ẩm đủ cho phôi phủ cơ chất là sao cho nước trong cơ chất phủ vào phôi luôn có ẩm, ta dùng tay hốt cơ chất rồi bóp chặt. Sau đó ta xem vân bàn tay có nước là được. Nếu khi bóp mà nước chảy ra kẽ tay là dư ẩm.
- Dấu hiệu bị dư ẩm: Ta thấy phần bịch phôi có những đường nước chảy và tơ bị đen, hoặc bề mặt tơ có dấu hiệu bị nhũn.
- Nấm khi thu hoạch có dấu hiệu bạc màu hoặc bị nứt thân là do thiếu ẩm.
- Không khí nặng mùi là không khí khác với bình thường khi ta thở có mùi lạ hoặc hôi bất thường, ngộp và khó thở.
XỬ LÝ NẤM DẠI và CÔN TRÙNG
- Khi phòng xuất hiện nấm dại ta xử lý như sau:
- Cách ly những phôi nấm bị nhiễm ra khỏi phòng.
- Cắt ẩm.
- Nếu chỉ vài bịch ta dùng cồn 90o xịt trực tếp lên chổ nấm mốc.
- Dùng cồn 70o xịt vệ sinh môi trường.
- Nếu bị hàng loạt ta tiến hành cắt ẩm và xử lý dứt điểm mốc mới tiến hành cho ẩm. Cách xử lý như trên.
- Thông gió và dùng ozon xử lý không khí phòng.
- Khi phòng xuất hiện côn trùng:
- Dùng đèn bắt côn trùng.
- Cách li phôi nhiễm ra 1 khu vực riêng.
- Đổ hết cơ chất ra, cắt ẩm.
- Xịt cồn 90o xung quanh bề mặt phôi.
- Cột kín miệng bịch phôi lại 2-3 giờ.
- Hoặc phun ẩm trực tếp lên bề mặt phôi sao cho nước lắp kín bề mặt, phương pháp này dùng nước làm ngộp khí oxy cho côn trùng bò lên bề mặt phôi.
- Sau khi côn trùng bò lên bề mặt phôi ta thuốc vi sinh hoặc hữu cơ để diệt.
- Sau khi xử lý xong ta cắt ẩm những phôi này cho đến khi bề mặt tơ nấm khô hoàn toàn ta mới tiến hành kích ẩm lại như bình thường.
- Hàng ngày khi chăm sóc phôi ta đồng thời theo dõi phôi nấm để ngăn chặn kịp thời nấm dại và côn trùng. Tránh trường hợp lây bệnh hàng loạt mới xử lý là quá muộn.
Trên đây là một số kinh nghiệm trồng nấm mối đen thuộc Công ty TNHH Nấm Ngon Việt.
Cần trồng và trải nghiệm thực tế để có kinh nghiệm trước khi quyết định đầu tư số lượng lớn.
Chúc các bạn thành công.