HƯỚNG DẪN LÀM MEO NẤM MỐI ĐEN
2.1 Nguyên vật liệu:
- Ống giống.
- Tủ cấy vi sinh.
- Đèn cồn.
- Bông thấm.
- Giấy bạc.
- Dây thun.
- Cân.
- Giấy bóng chịu nhiệt.
- Quet lửa. Nước.
- Bếp đun.
- Nồi hấp tiệt trùng.
- Đường glucose. ( Có thể dung đường các thường).
- Bột bắp. ( Xay mịn).
- Lúa.
- Chai nước biển. ( Có thể dùng túi bóng chịu nhiệt).
- Que cấy.
- Giá ống nghiệm.
- Cồn 96-98 độ.
2.2 Tạo môi trường meo:
( 1kg lúa + 10g đường + 20g bột bắp + 20g bột đậu nành)
2.3 Sơ chế lúa:
- Lúa ngâm nước vôi (PH 10-12) 6-12h. ( Chọn lúa khô, sạch và lựa hết trấu).
- Sau ngâm xã sạch nước và lấy nước PH 5-7 cho vào nấu với lúa. Sao cho lúa chín vừa nở hạt.
- Loại bỏ nước và để lúa vừa ráo.
2.4 Trộn dinh dưỡng và đóng chai.
- Trộn lúa và dinh dưỡng theo công thức cho điều.
- Cho dinh dưỡng vào chai hoặc bịch theo trọng lượng nhất định. Đóng miệng chai hoặc bịch bằng nút bông hoặc giấy bạc.
2.5 Tiệt trùng mẫu:
Sau khi đóng nút ta cho vào hấp tiệt trùng ở 121oC trong 60 phút. Sau khi hấp ta mang sản phẩm ra để nguội. ( Thường 12-24h sẽ nguội).
2.6 Cấy giống:
- Thao tác thực hiện bên trong tủ cấy vi sinh.
- Vệ sinh tiệt trùng khu vực quanh miệng chai hoặc túi chứa dinh dưỡng. Tiệt trùng phần miệng ống giống.
- Dùng đèn còn tiệt trùng que cấy xong để nguội, Dùng que cấy lấy 1 mầu giống thích hợp cho vào dinh dưỡng.
- Đóng hỗn hợp dinh dưỡng lại cho vào phòng ủ tối.
2.7 Ủ tối:
- Mang hỗn hợp vừa cấy giống vào phòng ủ tối (Càng tối càng tốt).
- Phòng ủ phải thoáng khí. Nhiệt độ 23-300C. Tối ưu nhất 260C.
- Thời gian ủ tối 20-30 ngày.
- Tơ nấm mối đen có màu trắng tinh.
- Các màu khác điều không phải cần loại bỏ, tránh ô lây nhiễm.
- Tơ sau khi ăn chạm đáy có thể sử dụng được.