Kỹ thuật

ĐỘT QUỴ – MỐI NGUY HIỂM LUÔN RÌNH RẬP

Đột quỵ được coi là căn bệnh nguy hiểm đối với người trưởng thành. Căn bệnh này luôn tiềm ẩn nguy cơ tử vong. Đặc biệt với người cao tuổi nguy cơ tử vong gần như là 100% ngay sau khi cơn đột quỵ xuất hiện. Hãy cùng Đông Trùng Hạ Thảo Nấm Ngon Việt tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh đột quỵ này để phòng tránh, bảo vệ bản thân và người thân.

ĐỘT QUỴ LÀ GÌ???

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

 

 

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...

ĐỘT QUỴ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương do không được cung cấp máu kịp thời. Tình trạng này xảy ra do mạch máu não đột ngột bị tắc hoặc vỡ. Khi đó, não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng nên dần hoại tử, mất khả năng kiểm soát các cơ quan trên cơ thể. Bệnh được chia thành 2 loại là nhồi máu não và xuất huyết não. Trong đó, nhồi máu não chiếm hơn 80% tổng số trường hợp, xảy ra khi cục máu đông làm tắc mạch máu não còn xuất huyết não chiếm gần 20% tổng số trường hợp, xảy ra khi mạch máu não bị vỡ.

Nguyên nhân gây đột quỵ là gì?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.

 Các yếu tố không thể thay đổi

  • Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.
  •  Các yếu tố bệnh lý
  • Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
  • Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường
  • Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.
  • Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
  • Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
  • Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu...

Dấu hiệu đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
  • Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
  • Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn

 

Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.

Cần làm gì để phòng tránh nguy cơ đột quỵ:

  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ hàng năm.
  • Cần giữ ấm cơ thể vào mùa đông, đặc biệt nên che chắn giữ ấm phần đầu và cổ để tránh vỡ các mạch máu não.
  • Không nên tắm sau 21 giờ nhằm giảm nguy cơ đột quỵ
  • Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, uống nhiều nước, ăn tăng lượng rau củ, đậu tương lên men trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Tránh để đầu óc căng thẳng, làm việc quá sức, không lạm dụng rượu bia, thuốc lá để giảm căng thẳng.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để đốt cháy mỡ xấu trong cơ thể.
  • Sử dụng dược thảo bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ như Đông Trùng Hạ Thảo.

 

 

Công dụng của Đông Trùng Hạ Thảo trong phòng tránh đột quỵ.

Trong Đông Trùng Hạ Thảo NẤM NGON VIỆT có chứa Codycepin, Adenosine, D – Manitol, Polysaccharide, Selen,.. và các acid amin, khoáng chất, có tác dụng:

  • Ngăn ngừa tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim,
  • Giãn nở các mạch máu não
  • Chống xơ vữa thành mạch
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh máu đông ở người cao tuổi
  • Tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe

 

Chính những công dụng đó mà Đông Trùng Hạ Thảo được đánh giá là thảo dược có tác dụng tốt trong việc phòng tránh và hỗ trợ phục hồi cho những bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ.

Tham khảo thêm về các sản phẩm từ Đông Trùng Hạ Thảo Nấm Ngon Việt tại: https://namngonviet.vn/san-pham/sp-dong-trung-ha-thao-22/

Kiểm tra nhanh nguy cơ đột quỵ của bản thân:

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra bài kiểm tra nguy cơ đột quỵ mang tên One Leg Challenge (thử thách đứng một chân).

Các bước thực hiện:

Bước 1: Tháo giày dép ra.

Bước 2: Đặt tay lên hông và đứng bằng một chân.

Bước 3: Khi đã giữ được thăng bằng thì nhắm mắt lại.

Bài kiểm tra kết thúc khi bạn thúc khi người thực hiện không thể đứng im, phải di chuyển bàn chân trụ và đặt chân kia xuống mặt đất để không bị té ngã.

Nếu bạn chỉ trụ vững được dưới 20 giây thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra cụ thể hơn.

 

 

Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.

Nấm Ngon Việt sinh kính chúc quý khách hàng luôn dồi dào sức khỏe, luôn may mắn và thành công trong cuộc sống!

CTY TNHH Nấm Ngon Việt
CTY TNHH Nấm Ngon Việt
www.namngonviet.vn
  • 75/2/1 Hoàng Bật Đạt, F.15, Q. Tân Bình, HCM
  • 0931444468-0779111166 -0934080539
  • namngonvietvn@gmail.com
  • www.namngonviet.vn
CTY TNHH Nấm Ngon Việt
0
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO - NẤM MỐI ĐEN - NẤM RƠM - PHÔI NẤM MỐI ĐEN
Zalo